Cây lưỡi hổ ăn 3 “món khoái khẩu” này, chưa đầy 1 tháng chồi mới mọc tua tủa

13/12/2022 11:59
Dù là loại cây dễ trồng, dễ chăm nhưng bạn cũng cần nắm được cách tưới cây lưỡi hổ cũng như bí kíp chăm sóc để cây có thể phát triển tốt hơn. Đặc biệt, nếu cho lưỡi hổ ăn 3 “món” có sẵn trong bếp này thì chồi mới sẽ mọc tua tủa, đẻ cả chục cây trong vòng chưa đầy một tháng.

Cách chăm sóc và tưới cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ là loại cây không yêu cầu quá cao về nước nên bạn không cần phải tưới nước quá thường xuyên hay cấp nước cho chúng nhiều lần trong ngày. Vì vậy, bạn chỉ nên tưới lưỡi hổ khi phần đất phía trên đã khô và có thể kiểm tra bằng cách cho ngón tay vào chậu để xem đất có ẩm hay không.

Cây lưỡi hổ ăn 3 “món khoái khẩu” này, chưa đầy 1 tháng chồi mới mọc tua tủa

Ngoài ra, cách tưới cây lưỡi hổ tối ưu nhất chính là tưới vào phần gốc và xung quanh rìa chậu. Tuyệt đối là không tưới vào giữa cụm lá hoặc thân cây để tránh tình trạng thối úng và làm chết cây. Nếu lỡ tưới vào các phần này, hãy nhanh chóng lau khô bằng khăn giấy để tránh các hậu quả không mong muốn. Lưu ý là khi tưới, bạn không nên tưới quá nhiều hoặc quá sâu và chỉ nên ước lượng phần đất tưới dày khoảng 2.5 cm là hợp lý.

Dầu thải từ máy hút mùi

Có lẽ nhiều người không tin dầu thải từ máy hút mùi có thể dùng để trồng hoa, nhưng trên thực tế đây là một trong những “món khoái khẩu” của cây lưỡi hổ. Dầu thải được máy hút mùi hút vào trong quá trình nấu nướng chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sự phát triển của cây trồng.

Sau khi lấy dầu thải từ máy hút mùi ra, bạn nên thêm nước để pha loãng dầu rồi từ từ đổ vào chậu hoa. Loại phân bón dinh dưỡng này chỉ nên cho lưỡi hổ “ăn” nửa tháng một lần, chưa đầy một tháng sau bạn có thể nhìn thấy những chồi non mọc lên.

Nước vo gạo

Với những người trồng hoa, nước vo gạo là bảo bối vừa giúp đất không bị nén chặt, vừa giúp cây phát triển tươi tốt. Lưỡi hổ cũng rất thích uống loại nước này, nhưng nước vo gạo chỉ được sử dụng sau khi lên men, nếu không sẽ làm cháy rễ hoa.

Không nên dùng nước vo gạo quá nhiều, khoảng 10-15 ngày tưới một lần là được kẻo cây bị thừa dinh dưỡng, vàng lá. Một thời gian sau, chồi non của cây lưỡi hổ sẽ mọc lên vỡ chậu. Không chỉ vậy, lá cây còn bóng mượt hơn, đường vân trên lá rõ nét hơn.

Đậu nành

Đậu nành chứa rất nhiều protein, sử dụng thường xuyên có thể khiến cây lưỡi hổ phát triển mạnh mẽ, chồi non mọc lên tua tủa. Phương pháp sử dụng đậu nành tương đối đơn giản, bước đầu tiên bạn hãy cho đậu nành vào nồi luộc chín.

Tiếp theo, đào vài lỗ nhỏ trong chậu hoa rồi cho đậu nành đã luộc chín vào các lỗ nhỏ đó, lấp đất lại. Sau một thời gian, các hạt đậu nành sẽ lên men từ từ, giải phóng chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể dùng bã đậu nành lên men để tưới cây, hiệu quả mang lại cũng rất tốt. Bã đậu nành đem hòa cùng một chút nước, bỏ vào thùng kín và để nơi thoáng mát, 20 ngày sau khi đã lên men thì đem pha loãng với nước rồi tới cho cây là được.

Cây lưỡi hổ ăn 3 “món khoái khẩu” này, chưa đầy 1 tháng chồi mới mọc tua tủa

Những lưu ý về tưới cây lưỡi hổ

Ngoài việc nắm rõ cách tưới cây lưỡi hổ hiệu quả, bạn cũng cần cân nhắc đến các lưu ý này để cây có thể phát triển tốt và đảm bảo tuổi thọ bền bỉ cho chúng:

Các lưu ý quan trọng và cách tưới cây lưỡi hổ phía trên sẽ giúp cho quá trình chăm sóc cây lưỡi hổ của bạn trở nên dễ dàng hơn. Do đó, không cần phải mất quá nhiều thời gian chăm chút hay tưới nước quá nhiều, cây lưỡi hổ của bạn vẫn sinh trưởng và phát triển dài lâu.

Theo Nguồn phunutoday.vn

Cây lưỡi hổ ăn 3 “món khoái khẩu” này, chưa đầy 1 tháng chồi mới mọc tua tủa - Đời Sống